Sự tích cúng cô hồn tháng 7 như thế nào?

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Sự tích cúng cô hồn tháng 7 như thế nào?
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:40:PM   -     Lượt xem: 424
 Mục lục bài viết

    Ngày rằm tháng Bảy (âm lịch) không những là ngày lễ Vu Lan mà còn là ngày lễ cúng cô hồn “Xá tội vong linh”. Rất nhiều người bị lầm tưởng rằng hai nghi này là một nhưng thật chất hai nghi lễ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Ngày lễ Vu Lan có nguồn gốc từ đâu chắc không ai là không biết đến còn ngày cô hồn có sự tích cúng cô hồn như thế nào thì hãy cùng Đồ Cúng Tâm Linh Việt tìm hiểu những thông tin bổ ích nhé!

    Tìm hiểu về sự tích cúng cô hồn tháng 7

    Theo các vị Phật tử thường gọi lễ cúng cô hồn là lễ cúng bố thí và làm phước cho các vong linh bơ vơ, không nhà không cửa, không người thân thích. Theo người đời truyền rằng việc tổ chức cúng cô hồn có liên quan đến ông A Nan với một con quỷ dữ Diệm Khấu.

    Chuyện kể rằng, vào một buổi tối, ông đang ngồi ở bàn thì bỗng nhiên xuất hiện một con quỷ dữ Diệm Khấu rất đáng sợ có thân hình gầy gò, sơ xác, cổ rất nhỏ mà lại dài, miệng phun ra ra lửa xông vào. Con quỷ dữ đó phán đoán rằng A Nan sẽ chết sau 3 ngày và bị luân hồi cõi của con quỷ dữ và mặt của ông rồi cũng bị cháy đen như nó. Ông A Nan rất sợ hãi và nhờ quỷ dữ chỉ cho cách thoát được. Quỷ đó nói rằng: “Vào ngày mai ông phải chuẩn bị một mâm đồ ăn cho bọn quỷ chúng tôi và phải dọn lễ cúng Tam Bảo thì ông mới sống thọ được, còn tôi sau khi được ăn no tôi sẽ lui về cõi trên”.

    Sau đó, ông đã đem chuyện kể lại với Đức Phật và ngài đã cho câu bài chú có tên là “A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Đà La Ni cứu bạt Diệm Khấu Ngạ Quỷ” hãy đem tụng theo khi cúng sẽ được tăng thọ.

    Cũng chính từ đó mà dân gia truyền lại rằng mỗi khi đến rằm tháng bảy âm lịch thì đó là tháng cô hồn, là tháng cúng chúng sinh cho những vong linh và là ngày xá tội cho vong nhân.

    Mâm cúng cô hồn tháng 7 đầy đủ gồm những gì?

    Trước khi thực hiện cúng lễ cô hồn thì mâm cúng phải được thực hiện ngoài trời và những đồ cúng phải được để nguyên không được nếm thử. Dưới đây là những lễ vật đơn giản cần trong buổi cúng cô hồn tháng 7:

    • Muối hạt sạch (1 ít vào bát).
    • Gạo tẻ (1 ít vào bát).
    • Muối gạo (1 đĩa).
    • Cháo trắng (nấu loãng cho vào bát).
    • Đồ dụng, vật dụng, quần áo, tiền vàng bằng giấy mã.
    • Mía (dọc sẵn vỏ chặt từng khúc nhỏ độ 20 cm).
    • Các loại bánh kẹo.
    • Nước (3 cốc nhỏ).
    • Hương.
    • Nến (nhang).
    • Bỏng ngô, bắp giang bơ, bỏng gạo,…
    • Khoai lang củ.
    • Hoa quả tươi.

    [button size="medium" style="primary" text="Nhận đặt mâm cúng cô hồn tháng 7 trọn gói" link="https://docungtamlinhviet.com/mam-cung-co-hon-thang-7/" target=""]

    Ý nghĩa của việc giật đồ cúng cô hồn tháng 7

    Cứ mỗi năm vào tháng Bảy âm lịch thì gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cúng cô hồn thật đầy đủ và đúng nghi thức của người Việt. Một mâm cúng cô hồn sau khi đã được cúng bái xong sẽ được mọi người xung quanh chạy đến cướp đồ cúng đi.

    Theo dân gian truyền rằng nếu gia đình nào mà có nhiều trẻ con đến cướp đông thì gia đình đấy may mắn quanh năm. Phải để cho mọi cướp cướp hết đồ cúng chúng sinh thì mới suôn sẻ được, những cô hồn đói khát coi như đã nhận được hết lễ và nhận được tấm lòng thành tâm của tín chủ mà phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, thịnh vượng.

    https://docungtamlinhviet.com/bai-cung-co-hon-thang-7/

    Bài viết trên đây, Đồ Cúng Tâm Linh Việt đã chia sẻ một số thông tin giúp bạn hiểu rõ sự tích cúng cô hồn như thế nào và cách chuẩn bị một mâm cúng cô hồn tháng 7 đầy đủ. Bạn có thể tham khảo dịch vụ chuẩn bị mâm cúng cô hồn trọn gói tại địa chỉ website: docungtamlinhviet.com hoặc liên hệ Hotline: 0901 305 668 nếu bạn bận rộn và không có thời gian tự mình mua sắm đồ cúng.

    Tag: Tin tức, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam!

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ